Triển vọng của Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) trong điều trị bệnh Parkinson và các rối loạn vận động khác

Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Từ năm 2019, tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, xu hướng mắc bệnh Parkinson tăng lên nhanh chóng do tuổi thọ trung bình tăng cao. Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh so với các bệnh thần kinh khác cũng đang bắt đầu có dấu hiệu tăng trong 2 năm gần đây nhất là 2021 và 2022.

Mặt khác, cùng với đó là sự phát triển của mảng công nghệ y học đã cho ra đời nhiều kỹ thuật y tế phục vụ tốt trong điều trị các bệnh lý thần kinh. Nổi bật là các nghiên cứu và thực nghiệm về kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) trong điều trị triệu chứng của bệnh Parkinson và các rối loạn vận động khác.

Các phản hồi gần đây cho thấy, nhiều bệnh nhân Parkinson tại trung tâm y tế sau khi được hỗ trợ điều trị song song rTMS với các phương pháp điều trị thông thường đã mang lại nhiều cải thiện đáng kể về cả thể chất lẫn tinh thần: các triệu chứng chậm vận động được cải thiện trong khoảng thời gian lâu hơn, các vấn đề về mặt tâm lý được phục hồi khá rõ rệt.

Những tiến bộ trong điều trị bệnh Parkinson tại Việt Nam

Cùng tìm hiểu phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ trong điều trị bệnh thần kinh

Link: https://youtu.be/eHGS5iO6VSI 

Lợi ích của phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ trong điều trị mất ngủ

Link: https://youtu.be/YTCE3uxhOGE

Tìm hiểu về kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ (TMS)

♦  Kích thích từ trường (TMS) là một kỹ thuật mới ở Việt Nam. Đây là phương pháp “không xâm lấn”, sử dụng từ trường để kích thích các tế bào thần kinh trong não bộ.

♦  Kỹ thuật này đã được FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận từ năm 2008 trong điều trị bệnh trầm cảm và từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này trong rối loạn vận động, đột quỵ và đau thần kinh sau này.

♦  Theo đó kỹ thuật TMS hiện được áp dụng trong thần kinh là kỹ thuật kích thích liên tục lập lại (rTMS) hay kỹ thuật kích thích với từng chuỗi xung ngắn (TBS).

Nguyên tắc và cơ chế hoạt động của TMS trong điều trị Parkinson và các rối loạn vận động khác

Nguyên tắc của Kích thích từ trường (TMS) là điều chỉnh hoạt động của tế bào thần kinh theo xu hướng cải thiện các triệu chứng rối loạn để những rối loạn này trở lại bình thường.

Các nghiên cứu cho thấy, nếu các tế bào thần kinh được điều chỉnh bằng xung từ trường với tần số cao sẽ có tác dụng “kích thích” và ngược lại, nếu được điều chỉnh bằng xung từ trường với tần số thấp sẽ có tác dụng “ức chế”.

Trong khi thực hiện kỹ thuật, một cuộn dây điện từ sẽ được đặt trên da đầu tại vùng trước trán của người bệnh. Xung điện từ được phát ra từ hệ thống “không gây đau” và giúp kích thích vùng não đã gây ra các thay đổi bệnh lý.

Tính đến nay, tuy cơ chế của TMS còn chưa được hiểu biết hoàn toàn, nhưng trong thực nghiệm đã cho thấy phương pháp này mang lại nhiều hiệu quả đáng kể lên các bệnh nhân Parkinson và các triệu chứng rối loạn vận động khác.

* Một điều thú vị khác là tác dụng của TMS có thể kéo dài trong nhiều tháng ngay cả sau khi bệnh nhân hoàn thành 1 liệu trình điều trị. (kết quả ghi nhận từ các phản hồi tích cực của nhiều bệnh nhân Parkinson ứng dụng điều trị TMS tại các cơ sở y tế chuyên môn)

Hội đồng cố vấn Châu Âu đã đưa ra một số bằng chứng thuyết phục từ năm 2019:

Việc thông qua ứng dụng kích thích từ trường thử nghiệm lên vùng vận động nguyên phát M1 ở cả 2 bên não đã có thể cải thiện được các triệu chứng vận động của bệnh nhân Parkinson (chứng cứ B).

Những nghiên cứu tiếp tục cho thấy khi kích thích vào vùng vận động bổ túc, TMS có thể giúp cải thiện các triệu chứng đông cứng (freezing of gait).

Ứng dụng thực nghiệm tại bệnh viện

Tại Việt Nam, các bệnh viện Tâm thần TW và các tỉnh, các bệnh viện hạng đặc biệt: Bạch Mai, Quân đội 108 đã áp dụng thu dung và điều trị. Ngoài ra còn có các bệnh viên tuyến TW cũng đã bắt đầu triển khai như: Bệnh viện E, Quân Y 103 và các bệnh viện tâm thần, PHCN và YHCT các tỉnh trên toàn quốc

Điển hình, với việc sử dụng Máy kích thích từ trường xuyên sọ công suất cao kết hợp laser trị liệu NEURO MSL, tại Bệnh viện phục hồi chức năng TW đã bắt đầu triển khai thực hiện kỹ thuật TMS cho nhiều bệnh nhân Parkinson ở những giai đoạn khác nhau từ tháng 7 năm 2019 và cho ra nhiều kết quả bước đầu khích lệ, chẳng hạn như: thời gian tác dụng của thuốc kéo dài hơn, chân không còn dính đất khi bước đi, có nhiều sự cải thiện về mặt chữ viết và giọng nói…

Đặc biệt, với việc TMS còn được sử dụng trong điều trị trầm cảm (được FDA chấp thuận từ năm 2008) nên giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân Parkinson khi phải trải qua các vấn đề tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu và mất ngủ.

Tổng kết – Tiềm năng của TMS trong điều trị bệnh thần kinh

Tóm lại, dựa vào những nghiên cứu và ứng dụng thực tế cho thấy kỹ thuật TMS có thể giúp người bệnh Parkinson cải thiện hiệu quả các triệu chứng về vận động, về tình trạng đông cứng và trầm cảm.

Hơn thế, những nghiên cứu đang được thực hiện với các kết quả hứa hẹn trong tương lai sẽ không chỉ giúp được những bệnh nhân Parkinson điển hình, mà còn có thể giúp cải thiện được  những bệnh nhân bị hội chứng Parkinson không điển hình.

Đặc biệt với kỹ thuật mới gọi là TBS (kích thích não sử dụng xung từ trường có tần số cao nhưng từng đợt với khoảng cách 200ms) sẽ còn mang đến những hứa hẹn mới trong điều trị các bệnh lý rối loạn vận động khác.

Máy kích thích từ trường (TMS) và đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện

Trước khi điều trị với TMS, bệnh nhân sẽ được đánh giá tình trạng lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa đau – tâm thần kinh tại bệnh viện – là các bác sĩ có bề dày kinh nghiệm trong điều trị hiệu quả bệnh parkinson và các rối loạn vận động khác với nhiều phương pháp điều trị.

Với “tay nghề” lâu năm và khả năng chuẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ ở đây có thể xác định đúng vị trí cần được kích thích từ trường và phối hợp với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc khác để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đặc điểm của bệnh nhân.

GIẢI THƯỞNG VÀ CHỨNG NHẬN

Liên hệ nhà nhập khẩu và ĐẠI DIỆN ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Địa chỉ : Số 29 - Ngõ 35, Phố Cát Linh, P. Cát Linh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại : (024) 2219 9990 - Fax: (024) 2219 9999 I Hotline: 0977687006

Viết bình luận