Ngày nay, máy giặt công nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong phòng thanh tiệt trùng hay khoa kiểm soát nhiểm khuẩn của các cơ sở y tế, bệnh viện. Tuy nhiên cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi lắp đặt, vận hành và hiệu quả trong quá trình sử dụng.
1. Máy giặt công nghiệp là gì ?
Máy giặt công nghiệp nói riêng và các loại máy móc công nghiệp nói chung được gọi công nghiệp là do có công suất lớn hơn so với các loại máy móc khác cùng chức năng, có tần suất hoạt động cao hơn thì được quy chung vào thiết bị, máy móc công nghiệp. Ngành giặt là công nghiệp (On-Premise Laundry) sử dụng các loại máy giặt công nghiệp (Washer-extractor). Các loại thiết bị này thường có giá cao hơn rất nhiều so với các loại máy gia đình có cùng công suất giặt.
2. Sự khác nhau giữa máy giặt công nghiệp và máy giặt gia đình.
Máy giặt công nghiệp | Máy giặt gia đình |
- Cấu trúc máy : Thiết bị công nghiệp được sản xuất dựa trên các tiêu chí về sự ổn định, mạnh mẽ và lâu dài; thiết bị dân dụng với mục đích chính là giặt các loại đồ vải thông thường hằng ngày nên chủ yếu sản phẩm hướng tới sự thẩm mỹ, tiện dụng và giá cả. Điểm dễ nhận thấy nhất giữa 2 loại thiết bị này là vỏ ngoài của thiết bị dân dụng thường là nhựa còn đối với máy công nghiệp thì là thép không rỉ. Các chi tiết bộ phận khác trên dòng thiết bị gia đình được tối giản tới mức tối đa nhằm thu gọn diện tích đặt máy. Các thiết bị công nghiệp, ngược lại được chế tạo bằng các loại thép chịu lực tốt, đảm bảo phù hợp trong điều kiện hoạt động liên tục.
- Công suất motor : Nếu so sánh lồng máy 2 loại thiết bị này, có thể nhận thấy lồng máy giặt công nghiệp dày và chắc chắn hơn nhiều so với máy gia đình. Ngoài ra, công suất motor của thiết bị cùng công suất trong dòng máy gia dụng thấp (~ 0.39kw) so với dòng máy công nghiệp (~1.5kw) do dòng máy gia dụng hướng đến giảm tối đa tiếng ồn khi vận hành máy. Công suất motor thấp, trọng lượng giặt ít, sự tối giản và cải tiến trong thiết kế đem lại sự phù hợp cho các dòng máy gia dụng khi sử dụng tại gia đình.
- Tuổi thọ máy : Cùng trọng lượng giặt ( ví dụ 8kg ), tuy nhiên so với máy giặt công nghiệp, dòng máy gia đình không thể chịu tải để giặt và vắt các loại đồ vải nặng (như chăn lông to hoặc rèm ). Thêm vào đó, số lượng mẻ giặt trong một vòng đời của thiết bị gia dụng rất ít so với các loại máy công nghiệp.
- Trọng lượng : Do đặc điểm thiết kế mà máy công nghiệp có các loại máy giặt được từ 15kg/mẻ cho tới có những loại đạt công suất 300kg/mẻ. Còn đối với máy gia dụng, công suất giặt thường chỉ từ từ 6-12 kg/mẻ
3. Lưu ý khi lắp đặt máy giặt công nghiệp trong bệnh viện.
- Máy giặt công nghiệp có công suất cao, đòi hỏi phải chuẩn bị nguồn điện đạt chuẩn để có thể vận hành máy an toàn, công suất của các loại máy giặt công nghiệp nhỏ cũng tầm 5-7 KW và lớn có thể lên tới 20-30 KW.
- Các loại máy giặt công nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn điện 3 pha, do vậy phải chuẩn bị nguồn điện 3 pha.
- Máy giặt công nghiệp có công suất động cơ lớn với khối lượng đồ giặt nhiều, gây rung lắc trong quá trình vận hành. Do vậy nền sàn nên được gia cố chịu lực chắc chắn, khi lắp đặt phải bắt chặt chân máy vào mặt nền phẳng bằng cách hàn hoặc đóng chốt vít cố định. Hiện nay có một số loại máy giặt có thể lắp đặt trên các vị trí cao tầng, không cần gia cố nền móng máy.
- Trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khi máy hoạt động ở chế độ Spin (vắt) máy sẽ rất rung, nếu máy lắp không được cân, rung động trong quá trình làm việc sẽ làm hỏng máy nhanh chóng.
- Đặt máy lên 1 bục cao từ 5-10cm để tránh nước cũng như tránh oxi hóa làm hỏng chân của thiết bị.
- Diện tích phòng giặt tối thiểu = 0,25x số kg đồ giặt trong một ngày làm việc 8 giờ.
- Chiều cao trần nhà tối thiểu 3,6m.
- Độ sáng tối thiểu 300lux.
- Vị trí bố trí các thiết bị giặt ủi phải đi theo qui trình giặt ủi liên hoàn từ ngõ vào đến ngõ ra.
- Máy giặt công nghiệp và máy sấy nên bố trí dọc theo tường.
- Khoảng cách từ sau lưng máy giặt, máy sấy, máy ủi phẳng,…đến tường đủ lớn để thuận tiện cho công tác bảo trì, bảo dưỡng.
- Khoảng cách giữa hai máy phải đủ rộng để thao tác và vận hành.
4. Lưu ý khi sử dụng máy giặt công nghiệp trong bệnh viện.
- Cần phân loại vải trước khi đưa vào máy giặt.
- Không giặt các loại vải đã bị nhiễm hóa chất vì có thể lan sang các loại vải khác và gây hư hại cho máy.
- Đối với những đồ bẩn đặc biệt (có dính máu, hoặc đã dùng cho những bệnh nhân mắc các bệnh có tính lây nhiễm), sau khi phân loại sẽ đưa vào các thùng đặc biệt để tẩy trùng. Đồ bẩn các loại sau khi xử lý bước đầu bằng từng biện pháp thích hợp được đưa đến hệ thống máy giặt. Từ đây, máy vận hành theo một chương trình đã được lập trước đó.
5. Quy tình vận hành máy giặt công nghiệp trong bệnh viện.
Bước 1: Thu gom đồ bẩn và phân loại đồ cần giặt, đánh dấu phân biệt đồ và chất liệu đồ vải để có thể giặt theo từng loại chương trình giặt thích hợp.
Bước 2: Đem vào bồn ngâm để xử lý làm sạch sơ bộ và tẩy điểm những vết bẩn khó bằng máy tẩy điểm và hóa chất chuyên dụng.
Bước 3: Đưa vào máy giặt vắt phù hợp công suất máy. Thường máy giặt vắt công nghiệp sẽ có công suất giặt/ mẻ giặt từ 10 đến 120 kg tùy loại.
Bước 4 : Sau khi giặt vắt xong, chuyển đồ sang cho máy sấy khô hoặc phơi. Tùy vào tốc độ vắt và lực G của máy giặt vắt công nghiệp mà lượng nước còn lại nhiều hay ít để chỉnh chương trình sấy phù hợp thời gian và nhiệt độ giúp khô đồ cần sấy.
Bước 5: Phân loại đồ và đóng gói thành phẩm để tái sử dụng.
Viết bình luận